Nguyên nhân gây bệnh ở tôm thẻ chân trắng là vấn đề được bà con quan tâm hiện nay. Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở nước ta đang ngày càng phát triển và những vấn đề mà tôm gặp phải cũng được quan tâm nhiều hơn. Việc biết được những nguyên nhân gây bệnh ở tôm sẽ giúp bà con đưa ra hướng phòng trị chuẩn xác nhất, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Bài viết này, Bio-Floc sẽ đưa ra những nguyên nhân gây bệnh trên tôm thẻ chân trắng cũng như cách phòng trị hiệu quả. Cùng đón đọc ngay nhé!
1. Một số bệnh ở tôm thẻ chân trắng
Để biết được nguyên nhân gây bệnh, chúng ta cùng tìm hiểu về một số bệnh thường gặp trên tôm thẻ chân trắng.
Bệnh chết sớm trên tôm (AHPNS/EMS)
Tác nhân gây bệnh chủ yếu là do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus. Tôm bị nhiễm bệnh thường có biểu hiện gan sưng to sau đó thì teo lại, tôm bỏ ăn, yếu ớt, gan tụy bị nhũn. Tôm nhiễm bệnh nhiều nhất là ở giai đoạn 10 – 45 ngày sau khi thả nuôi và tỷ lệ tôm chết có thể lên đến từ 50 – 100%.
Hội chứng chết sớm trên tôm
Bệnh đốm trắng ở tôm (WSSV)
Đốm trắng là mầm bệnh nguy hiểm có thể làm tôm chết 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày kể từ khi bị nhiễm bệnh. Virus gây hội chứng đốm trắng là tác nhân chính gây ra loại bệnh này.
Dấu hiệu của bệnh: Tôm ăn tăng lượng thức ăn trong vòng 2 ngày, sau đó giảm ăn mạnh rồi bỏ ăn, cơ thể yếu ớt chuyển sang màu hồng, xuất hiện các đốm trắng, ruột rỗng, chết tấp bờ.
Bệnh đốm trắng
Bệnh phân trắng trên tôm
Bệnh phân trắng trên tôm nếu không phòng chống kịp thời thì có thể gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi. Nguyên nhân chủ yếu là do:
- Song bào trùng gregarine gồm: Nematopsis sp; Cephalolobus sp; Paraophioidina sp.
- Vi khuẩn Vibrio: V.alginolyticus; V.vulnificus; Parahaemolyticus.
- Độc tố môi trường
Bệnh này thường xuất hiện khi tôm đạt 40 – 70 ngày tuổi với các biểu hiện như đục thân, ruột rỗng, gan có màu trắng và teo lại. Tôm biếng ăn, chậm lớn, phân trắng. Tỷ lệ chết từ 30 – 50% .
Bệnh phân trắng
Hội chứng Taura ở tôm
Bệnh do virus thuộc giống Picornavirus gây ra. Các giai đoạn của bệnh giai đoạn cảm nhiễm, chuyển tiếp và mãn tính. Ở giai đoạn cảm nhiễm tôm có dấu hiệu bơi lờ đờ, đuôi phòng chuyển màu đỏ và hoại tử, ruột rỗng, mềm vỏ. Tôm sẽ xuất hiện các đốm đen trên biểu bì ở giai đoạn chuyển tiếp.
Hội chứng Taura
Bệnh đầu vàng trên tôm
Bệnh đầu vàng thường xuất hiện khoảng thời gian giao mùa, nhất là vùng nuôi tôm ven biển với độ mặn cao. Nguyên nhân chính gây bệnh do virus gây ra, bao gồm: Yellow head virus, Lymphoid Organ Virus, Gill- Associated Virus. Tôm phát triển rất nhanh khi bệnh, ăn nhiều hơn bình thường. Sau đó tôm dừng ăn từ 1- 2 ngày và chết trôi dạt gần bờ. Tỷ lệ chết có thể lên đến 100% ao nuôi từ trong 7 – 10 ngày.
Bệnh đầu vàng
Bệnh đường ruột ở tôm
Bệnh đường ruột xuất hiện ở cả tôm thẻ và tôm sú bởi những nguyên nhân khác nhau như do thức ăn không chất lượng, môi trường nước ôi nhiễm, do tảo độc… Hiện nay, bệnh này chưa tìm ra phương pháp phòng trị hiệu quả, do đó người nuôi tôm cần thực hiện các biện pháp phòng trị tổng hợp.
Bệnh đường ruột ở tôm
2. Nguyên nhân gây bệnh ở tôm thẻ chân trắng
Hiểu biết về nguyên nhân gây bệnh ở tôm thẻ chân trắng sẽ giúp bà con có hướng phòng trị kịp thời. Sau đây là những nguyên nhân thường gặp nhất trong quá trình nuôi mà bà con cần chú ý.
Do vi sinh vật gây bệnh
Trong quá trình nuôi tôm, vi sinh vật gây bệnh là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh trên tôm thẻ chân trắng.
- Bệnh phân trắng trên tôm do vi khuẩn Vibrio gồm V.alginolyticus; V.vulnificus; Parahaemolyticus hoặc song bào trùng gregarine gồm Nematopsis sp; Cephalolobus sp; Paraophioidina sp gây ra
- Bệnh Taura do virus thuộc giống Picornavirus gây ra.
- Nguyên nhân chính gây bệnh đầu vàng trên tôm là do virus: Yellow head virus (YHV), Lymphoid Organ Virus (LOV), Gill- Associated Virus (GAV).
- Bệnh đốm trắng trên tôm là do virus gây hội chứng đốm trắng gây ra.
- Tác nhân gây bệnh chết sớm ở tôm thẻ chân trắng (AHPNS/EMS) là vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus.
Vi sinh vật gây bệnh trên tôm thẻ chân trắng
Cách phòng trị bệnh là cần quản lý môi trường ao nuôi tôm tốt để tránh điều kiện bất lợi cho tôm. Đảm bảo chất lượng nước, tránh tảo phát triển quá dày, dùng thuốc phòng định kỳ để hạn chế vi sinh vật gây bệnh phát triển. Hạn chế sự tích lũy chất hữu cơ trong ao, chọn lọc và kiểm tra con giống sạch trước khi thả nuôi và không nuôi tôm với mật độ quá dày.
Do môi trường ao nuôi không đảm bảo
Trong quá trình sinh trưởng, tôm liên tục thải chất bẩn. Bên cạnh đó thức ăn thừa, tôm thay vỏ và các dạng chất rắn, chất hòa tan không lắng, tảo trong ao phát triển quá mạnh,… đều là những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước, khiến cho tôm bị bệnh. Chính vì vậy để giảm thiểu ô nhiễm môi trường ao nuôi tôm thì cần xác định rõ nguyên nhân để đưa ra giải pháp xử lý phù hợp.
Nếu như do lớp bùn tích tụ lâu năm thì nên cải tạo ao ngay lập tức. Ao mới đào cần rải vôi để trung hòa pH, tiêu diệt mầm bệnh, ao sau sử dụng nhiều năm thì cần nạo vét bùn đáy, san nền. Bên cạnh đó, cần theo dõi và quản lý chất lượng nước ao một cách chặt chẽ, áp dụng quy trình nuôi tôm sạch và hạn chế hóa chất, kháng sinh, sử dụng các chế phẩm sinh học để cắt tảo, hạn chế vi khuẩn gây bệnh.
Chất lượng ao nuôi tôm không đảm bảo
Do tôm thẻ bị thiếu dinh dưỡng
Nguyên nhân tiếp theo gây bệnh ở tôm thẻ chân trắng là do tôm thẻ bị thiếu dinh dưỡng trầm trọng được thể hiện qua 2 bệnh phổ biến là mềm vỏ kinh niên và cong thân. Bệnh xảy ra có thể là do tôm bị thiếu chất khoáng, một số vitamin hoặc có thể là do thức ăn kém chất lượng, ôi thiu hoặc ăn thiếu, môi trường nuôi nhiều biến động gây sốc…
Cách phòng trị bệnh là cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng trong suốt quá trình nuôi tôi. Sử dụng thức ăn đảm bảo chất lượng, tránh các điều kiện có thể gây sốc tôm, nhất là khi trời nóng.
Ngoài ra, cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho tôm, đặc biệt là vào giai đoạn tôm lột xác. Bổ sung các loại sản phẩm dinh dưỡng cho tôm như vitamin C, enzyme tiêu hóa và vi sinh vật hữu ích cho đường ruột của tôm, canxi-phospho và khoáng chất,… để tôm phát triển được tốt nhất.
3. HG BIO đồng hành cùng người nuôi chăm sóc tôm
Bio-Floc là đơn vị chuyên nghiên cứu, sản xuất các dòng vi sinh vật gốc cùng với enzyme với hoạt tính sinh học cao trong lĩnh vực nuôi tôm, cá. Chúng tôi luôn là bạn đồng hành cùng người nuôi với những sản phẩm được nhiều bà con tin tưởng và ủng hộ.
Trong quá trình nghiên cứu sản xuất, Bio-Floc cho ra mắt thị trường các dòng sản phẩm nuôi tôm chuyên biệt dành cho ao nuôi tôm 2 giai đoạn, 3 giai đoạn…
Nuôi tôm nhiều giai đoạn bằng bộ sản phẩm vi sinh chuyên biệt HG BIO
Ưu điểm của các chế phẩm sinh học của HG BIO
- Tạo floc ao nuôi, giúp hấp thụ, chuyển hóa hiệu quả các chất khí độc có trong ao nuôi cũng như ức chế vi sinh vật gây bệnh cho tôm.
- Giúp phân hủy hiệu quả mùn bã hữu cơ như phân tôm, vỏ tôm, tảo tàn, thức ăn dư thừa,…
- Hỗ trợ tăng quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng giúp tôm dễ hấp thụ, mau lớn nhanh, tăng sức đề kháng, hạn chế mầm bệnh, tăng năng suất, chất lượng tôm nuôi.
Trên đây là các bệnh thường gặp cũng như những nguyên nhân gây bệnh ở tôm thẻ chân trắng. Hy vọng sẽ giúp ích cho bà con có những biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả. Để tìm hiểu thêm những sản phẩm phòng trị bệnh cho tôm, bà con có thể liên hệ HG BIO qua thông tin dưới đây.